Cách vệ sinh đầu đốt bếp ga an toàn, hiệu quả chuẩn chuyên gia

Xem nhanh

    Đầu đốt là bộ phận quan trọng của bếp ga, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung cấp nhiệt lượng để đun nấu. Ba bộ phận chính của đầu đốt là thân đầu đốt, đầu hâm, mâm chia lửa thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ cao nên rất dễ bị hư hỏng nếu không được vệ sinh, bảo dưỡng đúng cách. Theo khuyến nghị của nhà sản xuất, đầu đốt bếp ga nên được vệ sinh định kỳ, ít nhất 1 - 2 lần/tháng.

    Tại sao cần vệ sinh đầu đốt bếp ga thường xuyên

    Trong quá trình nấu nướng, dầu mỡ, thức ăn có thể bị bắn ra ngoài vô tình rơi lên đầu đốt. Lâu ngày, những mảnh vụn thức ăn này sẽ bám cặn làm ảnh hưởng đến khả năng đốt cháy, là nguyên nhân dẫn đến các sự cố như bếp ga bị lửa đỏ, bếp ga bị nghẹt hay lửa nhỏ, lửa không đều… Nếu không được loại bỏ, chúng có thể gây ra các phản ứng oxy hóa khiến đầu đốt bị rỉ sét, hư hỏng.

    Ngoài ra, nếu bạn sử dụng ga kém chất lượng, chứa tạp chất do bị đấu trộn thì khi đốt cháy sẽ tạo ra muội than rơi vào đầu đốt. Nếu tích tụ lâu ngày sẽ thành cặn bám làm tắc lỗ chia lửa khiến bếp ga lên lửa nhỏ, lửa không đều làm tăng thời gian chế biến, giảm chất lượng món ăn.

    Do đó, người dùng cần chú ý vệ sinh đầu đốt bếp ga thường xuyên để loại bỏ các vết bẩn và cặn bám kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị, tiết kiệm chi phí sửa chữa thay thế đồng thời đảm bảo hiệu suất nấu nướng.

    Cách vệ sinh đầu đốt bếp ga thường

    Cấu tạo của đầu đốt khá đặc thù, bụi bẩn, thức ăn thường bám sâu vào các rãnh nhỏ trên đầu đốt nên việc vệ sinh chúng không hề dễ dàng. Mặt khác, hầu hết các phương pháp vệ sinh đầu đốt hiện nay đều cần đến dung dịch lỏng. Vì thế để làm sạch đầu đốt, thao tác dễ dàng mà không ảnh hưởng đến các bộ phận khác, điều đầu tiên bạn cần làm là tháo kiềng và đầu đốt ra khỏi bếp ga.

    Sau khi tháo rời đầu đốt, tiếp theo bạn tiến hành vệ sinh nó theo một trong những phương pháp dưới đây.

    Vệ sinh bằng dung dịch PG hoặc VG

    PG (Propylene Glycol) và VG (Glycerin thực vật) đều là những hợp chất hóa học có tác dụng tẩy rửa rất an toàn nên có thể được sử dụng để làm sạch đầu đốt của bếp ga. Cách vệ sinh đầu đốt bằng 2 dung dịch này thường khá đơn giản.

    - B1: Tháo đầu đốt ra khỏi bếp ga, sau đó tháo rời từng bộ phận trong đầu đốt.

    - B2: Đổ dung dịch PG hoặc VG ra chậu rửa nhỏ hoặc bát tô.

    - B3: Cho các bộ phận này vào dung dịch, ngâm tối thiểu 30 phút.

    - B4: Vớt các bộ phận của đầu đốt ra, lấy khăn sạch vừa lau vừa chà nhẹ để loại bỏ các vết mảng bám. Thực hiện cho đến khi sạch hoàn toàn.

    Vệ sinh bằng dung dịch nước xà phòng, giấm hoặc baking soda

    Đây là cách vệ sinh đầu đốt bếp ga được sử dụng khá phổ biến bởi nguyên liệu, công cụ hỗ trợ dễ tìm, dễ thực hiện. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 chiếc chậu rửa nhỏ, khăn mềm, tăm/ghim nhỏ và dung dịch tẩy rửa như xà phòng/giấm/baking soda.

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ, để làm sạch đầu đốt, bạn chỉ cần thực hiện các thao tác sau:

    - B1: Tháo đầu đốt ra khỏi bếp ga, sau đó tháo rời các bộ phận trong đầu đốt.

    - B2: Đổ nước vào chậu, sau đó cho dung dịch nước rửa chén, giấm hoặc baking soda vào chậu và pha theo tỷ lệ 1:10. 

    - B3: Ngâm đầu đốt vào dung dịch vừa pha trong khoảng 20 - 30 phút. 

    - B4: Dùng miếng bọt biển hoặc bàn chải đánh răng chà sạch cặn bám tích tụ trên đầu đốt, đặc biệt là tại các khe rãnh. Dùng tăm/ghim nhỏ để thông các lỗ phun ga.

    - B5: Rửa sạch các bộ phận bằng nước, dùng khăn lau khô sau đó lắp lại vị trí ban đầu.

    Cách vệ sinh đầu đốt bếp ga hồng ngoại

    Thông thường, đầu đốt của bếp ga hồng ngoại được làm từ gốm thay vì kim loại. Bề mặt đầu đốt là các rãnh nhỏ, đầu chia lửa là hàng ngàn lô li ti được thiết kế dạng tổ ong hoặc dạng lưới để tối ưu hiệu suất đốt cháy.

    Điểm đặc biệt nhất trong thiết kế của đầu đốt bếp ga hồng ngoại chính là khả năng tự làm sạch khi thức ăn hay chất lỏng rơi xuống. Tuy nhiên, khi sử dụng trong thời gian dài, chức năng giảm sút mà lượng thức ăn rơi xuống nhiều thì vẫn có thể bị bám bẩn làm ảnh hưởng đến hiệu suất đun nấu. Lúc này, người dùng bếp cần tiến hành vệ sinh loại bỏ các vết cặn bám.

    Khác với loại đầu đốt thường, đầu đốt của bếp ga hồng ngoại rất khó tháo rời để vệ sinh. Muốn làm sạch, bạn có thể dùng bàn chải nhỏ chà nhẹ nhiều lần lên đầu đốt để loại bỏ cặn bám ở các kẽ hở, đảm bảo nhiệt lượng từ đầu đốt được phân bổ hiệu quả.

    Đầu đốt là bộ phận dễ bị hư hỏng nhất của bếp ga nếu không được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên. Không những thế, đầu đốt bị tắc hay bị hỏng là nguyên nhân gây ra nhiều sự cố liên quan đến hiệu suất đốt cháy. Bên cạnh đó, chi phí thay thế, sửa chữa bộ phận này không hề rẻ. Thế nên, người sử dụng bếp ga cần tạo thói quen vệ sinh đầu đốt thường xuyên hạn chế sự cố khi đun nấu.

    08.1900.0203

    Chat Zalo