Giá gas thế giới hôm nay
Giá gas hôm nay (1/8) giảm 4,51% xuống 7,91 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 9/2022 vào lúc 10h20 (giờ Việt Nam).
Quay đầu giảm mạnh trong phiên đầu tuần. (Ảnh: Lạc Yên)
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á tăng vọt trong tuần này, sau khi Nga cắt giảm dòng chảy Nord Stream 1 làm dấy lên lo ngại về tình trạng thắt chặt thị trường, trong khi người mua cạnh tranh để có hàng hóa đáp ứng nhu cầu mùa Hè ở châu Á và duy trì lượng hàng dự trữ ở châu Âu.
Theo bà Ryhana Rasidi, Nhà phân tích khí đốt và LNG tại công ty phân tích và dữ liệu Kpler, cho biết, giá khí đốt cao gần kỷ lục chủ yếu do thị trường thắt chặt đột ngột sau khi dòng chảy Nord Stream 1 sụt giảm, khiến người mua châu Âu phụ thuộc vào nhập khẩu vào LNG nhiều hơn và có các biện pháp tiết kiệm khí đốt, để đáp ứng yêu cầu dự trữ trước mùa Đông.
Bà chia sẻ, có rất ít nhược điểm về giá vì họ không kỳ vọng công suất LNG đáng kể sẽ được bổ sung trong năm nay để bù đắp nguồn cung đường ống yếu hơn của Nga sang châu Âu.
Với nguồn cung toàn cầu hạn chế, việc giảm sản lượng đã đẩy một số giá thầu ở châu Á vượt quá phạm vi 52 USD/mmBTU. Tuy nhiên, giá đã giảm nhanh chóng và giá thầu trong tuần ở mức thấp 40 USD, theo ông Toby Copson, Trưởng bộ phận giao dịch và tư vấn toàn cầu tại Trident LNG.
Giá khí đốt châu Âu tại trung tâm TTF của Hà Lan đạt mức cao nhất trong 4 tháng sau khi Nga cắt giảm khí đốt.
Ông Robert Songer, Nhà phân tích LNG tại Công ty tình báo dữ liệu ICIS, cho biết: “Những mức giá này là biểu hiện của lo ngại rằng kho lưu trữ châu Âu sẽ không đủ đầy khi mùa Đông bắt đầu, đặc biệt là với các mục tiêu lưu trữ mới của Đức”.
Theo đó, Đức đã đưa ra các mục tiêu mới cho việc xây dựng kho chứa khí đốt, ở mức 75% vào ngày 1/9, 85% vào ngày 1/10 và 95% vào ngày 1/11.
S&P Global Commodity Insights đã đánh giá giá LNG cho việc giao ngay tại tàu (DES) được giao đến Tây Bắc Châu Âu (NWE) ở mức 45,763 USD/mmBTU vào ngày 28/7, giảm 14,05 USD/mmBTU so với giá TTF Hà Lan tháng 8.
Theo ông Ciaran Roe, Giám đốc toàn cầu cho biết của LNG, cho biết, giá hàng hóa LNG vào châu Âu đang giao dịch cao hơn giá phái sinh ở Bắc Á, vào tháng 10 là khoảng 43,765 USD/mmBTu vào ngày 28/7, theo Reuters.
Giá gas trong nước
Chiều 31/7, Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết từ ngày 1/8, giá gas City Petro giảm 18.000 đồng/bình 12kg và giảm 75.000 đồng/bình 50kg.
Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 451.500 đồng/bình 12kg và 1.880.500 đồng/bình 50kg.
Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) thông báo từ ngày 1/8 giá bán gas Saigon Petro giảm 18.500 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng 430.500 đồng bình 12kg.
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/8 giá gas 18.000 đồng/bình 12kg và 67.500 đồng/bình 45kg. Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 432.900 đồng/bình 12kg và 1.623.390 đồng/bình 45kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 8 điều chỉnh giảm 18.500 đồng/bình 12kg và 72.000 đồng/bình 48kg.
Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 8 chốt 665 USD/tấn, giảm 60 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.
Đây là tháng thứ 4 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ năm trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 97.000 đồng/bình 12kg.
Ông Lê Quang Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết, giá gas tháng 8 giảm đúng với dự báo của các công ty.
Theo ông Tuấn, sau những đợt tăng giá gas lên hơn 500.000 đồng/bình 12kg sản lượng tiêu thụ của thị trường giảm 15% - 20%.
Tuy nhiên, trong ba tháng qua giá gas đã giảm và ngay trong tháng 7 gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg sức mua thị trường vẫn giảm khoảng 15%. Hy vọng sau 4 tháng giá gas giảm liên tiếp nhu cầu tiêu thụ gas, nhất là tại thị trường TP HCM dần phục hồi lại.